Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả tốt nhất
Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả tốt nhất
Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả tốt nhất – Sàn nhà vệ sinh là một trong các khu vực dễ bị thấm nhất do đây là nơi diễn ra những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chủ nhà, cũng là khu vực thường xuyên ứ đọng nước, cùng hệ thống ống nước nằm bên trong kết cấu. Giải quyết thấm sàn vệ sinh cũng là điều không dễ dàng và gây ra không ít bất tiện cho chủ nhà khi thi công. Cùng AZ Paint tham khảo ngay những cách chống thấm sàng nhà vệ sinh hiệu quả dưới đây nhé!
NGUYÊN NHÂN NHÀ VỆ SINH HAY BỊ THẤM DỘT
Trong thực tế, vấn đề nhà vệ sinh mà đặc biệt là sàn nhà vệ sinh bị thấm dột không phải là điều hiếm gặp. Bởi lẽ ngay từ khâu thiết kế thi công cho đến những hoạt động sử dụng nhà vệ sinh. Chúng đều mang đến những nguy cơ khiến công trình này bị thấm ẩm.
Một số nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh hay bị thấm dột:
- Là bộ phận gần nhất với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Do đó, thường đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
- Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều gắn liền với nước. Việc tiếp xúc và chịu tác động thường xuyên này dễ dẫn đến thấm dột.
- Đặc thù khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì thế, các công trình luôn chịu tác động không nhỏ từ độ ẩm cao trong không khí. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho vấn đề thấm dột thêm phần nghiêm trọng.
- Công trình chưa tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó. Hoặc đã tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh song hiệu quả không cao, không triệt để.
- Thi công ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo dễ phát sinh thấm dột, xuống cấp.
Đây hoàn toàn không phải là các vấn đề hiếm gặp. Nói một cách khác, nguy cơ thấm dột nhà vệ sinh luôn ở mức cao. Chính vì thế, việc tìm ngay một giải pháp xử lý chống thấm toilet triệt để là yêu cầu tiên quyết.
ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH TRƯỚC KHI XỬ LÝ CHỐNG THẤM
Để xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất, đầu tiên khi tiến hành chúng ta cần kiểm tra hệ thống công trình. Sau khi đã có những đánh giá nhất định về thực trạng. Chúng ta sẽ có được định hướng về cách xử lý chống thấm dột nhà vệ sinh hiệu quả tối ưu cho từng trường hợp.
Các vị trí cần chú ý kiểm tra như:
- Cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Nếu quá trình thi công khiến miệng cống không được đảm bảo. Nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Bề mặt sàn thường được lát gạch. Tuy nhiên, nếu việc lát gạch không được kín. Độ dốc sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh chóng hay có vị trí hỏng hóc nào đó. Thì đây đều là những lưu ý quan trọng khi chúng ta đang cần xử lý chống thấm dột sàn nhà vệ sinh.
- Hệ thống đường ống nước: Xem có khả năng bị rò rỉ, hay nứt vỡ không.
- Nước mưa: Nước mưa có thể thấm từ bên ngoài qua chân tường, vào bên trong. Điều này đe dọa trực tiếp an toàn của toàn bộ công trình. Chứ không riêng gì nhà vệ sinh.
CÁCH XỬ LÝ CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH HIỆU QUẢ
Hiện nay, theo kinh nghiệm của một số các đơn vị thi công chống thấm sàn toilet thấm nước nhiều năm thì phương pháp xử lý dưới đây có thể áp dụng để giải quyết tình trạng này.
1. Xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm được chia ra làm 2 giải pháp:
- Dùng màng tự dính
- Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Đây là 2 loại vật liệu chống thấm tốt nhất cho hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Do đó, với những công trình luôn đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh. Thì đây là lựa chọn thường được cân nhắc đầu tiên.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Hiệu quả ngăn nước triệt để toàn diện
- Tuổi thọ cao, lâu năm
- Thi công nhanh chóng trong thời gian ngắn
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng:
- Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng chống thấm bitum
- Sử dụng phương pháp màng khò nóng dày 3mm hoặc 4mm
Nguyên lý chống thấm: Nguyên lý của phương pháp này đó là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để nhựa bitum lỏng thấm đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.
Các bước cụ thể trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm
- Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay bám dầu mỡ, …
- Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia
Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm
Bước 3: Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn
Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
Bước 5: Tại những chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.
Bước 6: Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20 cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.
Bước 7: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
2. Xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng chất chống thấm
Chất chống thấm là dạng chất lỏng được cấu tạo từ các gốc kỵ nước với khả năng phản ứng đóng rắn với xi măng rất cao. Nó có thể phân tán được trong môi trường nước nên dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong các mao quản bề mặt lớp vữa, bê tông. Đồng thời đóng rắn chặt lại bít hết toàn bộ các lỗ trống bằng các gốc kỵ nước, tạo nên một lớp màng bảo vệ ngăn nước thấm dột vững chắc và có độ bền cao theo thời gian. Thi công được cho các bề mặt kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết. Phương pháp này được thi công rất đơn giản mà lại tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường như sử dụng phương pháp trên, thế nhưng hiệu quả mà mang lại vẫn rất cao.
Không chỉ với chất chống thấm còn có khả năng ngăn chặn hiện tượng thấm nước cả thuận và nghịch. Đối với sàn nhà vệ sinh thì việc này là cần thiết vì nhà vệ sinh luôn là môi trường dễ tích tụ vi khuẩn nhất đặc biệt là khi sàn nhà luôn ẩm.